Các nghi thức trừ tà xuất hiện từ cách đây hàng triệu năm, trên khắp thế giới, cho thấy niềm tin vào ma quỷ của con người đã hình thành từ lâu và ngày càng
Nghi lễ trừ tà thời khởi thủy và nỗi hoài nghi tâm linh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

phát triển, chứ không có dấu hiệu biến mất theo thời gian hay tiến bộ khoa học.


► Đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật

Nghi le tru ta thoi khoi thuy va noi hoai nghi tam linh hinh anh
 
Ở vùng Lưỡng Hà thời cổ đại, người ta tin rằng nghi lễ trừ tà có thể giúp trị bệnh và tất cả các loại bệnh tật đều là do những linh thể đen tối tiến nhập vào cơ thể một người và trú ngụ ở đó. Các phiến đá Assyria có đề cập đến việc niệm các câu thần chú và đọc kinh hướng đến các vị Thần, cũng như trực tiếp thách thức ma quỷ. Những linh mục thành Babylon thời cổ đại đã tiến hành nghi thức trừ tà bằng cách phá hủy một tấm bia bằng gốm hay sáp có in hình tượng một con quỷ.
 
Trong Ấn Độ giáo, các kinh sách cổ gọi là Vệ Đà được biên soạn từ năm 1000 TCN, trong đó có đề cập đến các linh hồn quỷ dữ quấy nhiễu đến công việc của các vị thần Ấn Độ giáo và gây hại cho chúng sinh. Các vị thần đã ra tay trừ tà, xua đuổi ma quỷ bằng phép thuật để trừ hại cho dân.
 
Các câu chuyện từ thời Ba Tư cổ đại, có niên đại khoảng năm 600 TCN, cung cấp bằng chứng cho thấy nhà tiên tri Zoroaster, người sáng lập Hỏa giáo, đã thực hiện các nghi thức trừ tà bao gồm việc cầu nguyện, tiến hành nghi lễ, và sử dụng nước thánh.
 
Trong Công giáo, có rất nhiều ví dụ về việc Chúa Giê-su tiến hành các nghi thức trừ tà, và một đệ tử chân chính phải có khả năng xua đuổi tà ma. Trong một điển tích nổi tiếng, Chúa Giê-su đã gặp một người điên và ra lệnh cho những linh hồn xú uế rời khỏi anh ta; các linh hồn này sau đó đã tiến nhập vào một đàn lợn, chúng nhảy xuống một bờ vực rồi rơi xuống nước chết đuối.
 
Thời Trung cổ, nghi lễ trừ tà này được hồi sinh khi các bệnh tâm lý được quy là do ma nhập. Những cách thức man rợ nhằm chữa trị các chứng bệnh tâm thần chủ yếu được giao phó cho các giáo sĩ, và họ đã trừ tà cho bệnh nhân thông qua một loạt các biện pháp gây ra những đau đớn kinh khiếp về thể xác, như quất roi.
 
Qua nhiều thế kỷ, các nghi thức trừ tà thường dùng đến việc tụng kinh, ra lệnh ma quỷ tự trục xuất, xông hơi, nước thánh, cây lê lư, sự ăn năn, muối, và hoa hồng. 
 
Tuy nhiên, nghi thức trừ tà bị nhiều người hoài nghi. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng cái gọi là việc bị ma ám chỉ là một dạng bệnh lý tâm thần, như rối loạn tâm căn, hưng cảm, rối loạn tâm thần, hội chứng Tourette, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn nhân cách. Những người không tin vào các nghi thức này cho rằng ảo tưởng về hiệu quả của trừ tà đối với những người có triệu chứng bị ma nhập là do sự gợi ý, hay hiệu ứng placebo (giả dược), vốn cũng đã được viện dẫn để giải thích các hiện tượng như chữa bệnh bằng đức tin.
 
Liệu hiện tượng bị ma nhập là thật hay chỉ đơn giản là kết quả của sự mất cân bằng y học hay tâm lý thì vẫn là một câu hỏi được tranh luận rất sôi nổi. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng niềm tin vào hiện tượng ma nhập và các nghi thức trừ tà hầu như không thay đổi kể từ thời khai thủy của nền văn minh nhân loại và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.   ST
 
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

nghi lễ trừ tà


bánh chưng hay bánh chưng chòm sao mộng mơ cách đặt tên cho quán trà sữa tuổi Tân Hợi sao MỘC ĐỨC lời Phật dạy về tình yêu chọn tên kiếm phong kim Ä Phúc linh vat Ngũ Hành Tạo lá số ý nghia sao vượng hướng Tính cách con người cờ bạc Điều khó thúy 1961 hợp lục diem con phú phụ nữ có thai xem ngày Tính cách tuổi Mão cung Hổ Cáp hoẠtuong Tết nguyên đán cặp đôi song ngư và thiên bình Ý nghĩa sao Kình Dương coi tướng giàu nghèo điều kiêng kỵ khi đi chùa Điểm dung cam ky sao Thiên Tướng coi Sao tuần không xem tướng cằm lê phụng cơ Kình Dương Đinh Mão nguyệt chòm sao keo kiệt Thiên Cơ Phong thủy sân vườn